Xét nghiệm máu là xét nghiệm quan trọng thường quy nhất cung cấp cho bác sĩ các chỉ số quan trọng để chuẩn đoán bệnh cũng như đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Nếu bạn đang gặp rắc rối không hiểu về các chỉ số xét nghiệm công thức máu thì đây là bài viết dành cho bạn. Sau đây là ý nghĩa của 18 chỉ số xét nghiệm máu bạn nên biết.

Vai trò quan trọng của xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu nhằm đo một số chỉ số nhất định trong máu để tìm ra các dấu hiệu bệnh lý, các tác nhân gây bệnh, đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Các xét nghiệm máu phổ biến nhất, bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC): Đo các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu để chuẩn đoán sớm các bệnh lý như suy tủy, thiếu máu, thậm chí là ung thư máu và các bệnh lý khác.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu
  • Xét nghiệm các men trong máu
  • Xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ bệnh tim

18 chỉ số xét nghiệm công thức máu và ý nghĩa của chúng

RBC (Red Blood Cell) là gì?

RBC là chỉ số số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Chức năng chính của tế bào hồng cầu là mang oxy từ phổi tới các mô trong cơ thể và mang CO2 quay lại phổi – nơi nó được thải ra ngoài.

Ở người bình thường, chỉ số RBC chuẩn dao động trong khoảng từ 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm3

Chỉ số RBC tăng trong trường hợp cơ thể thiếu nước, mất nước do đi ngoài, nôn… bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu

Chỉ số RBC giảm trong trường hợp bị thiếu máu, sốt rét…

HBG (Hemoglobin) là gì

HBG là chỉ số đo lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu. Chức năng của hemoglobin là tiếp nhận oxy từ phổi, chuyên chở oxy tới các tế bào trong cơ thể.

Giá trị thông thường của chỉ số HBG là 13 – 18 g/dl (tương đuong 8,1 – 11,2 milimole/l) ở nam và 12 – 16 g/dl (tương đương 7,4 – 9,9 milimole/l) ở nữ.

Chỉ số HBG cao là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu, do cơ thể bị mất nước, bỏng, bệnh tim mạch

Chỉ số HBG giảm khi cơ thể hiếu máu, xuất huyết

HCT (Hematocrit) là gì

HCT là tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ (hay gọi cách khác là dung tích hồng cầu).

Công thức: HCT= [V (Hồng cầu) : V(Máu toàn phần)]x 100%

Chỉ số HCT ở người bình thường là 45% – 52% đối với nam và 37% đến 48% đối với nữ. Chỉ số HCT vượt mức 55% có nguy cơ gây tai biến mạch máu não

Chỉ số HCT cao chứng tỏ cơ thể đang bị mất nước, thiếu nước, mắc bệnh tim mạch hoặc chứng tăng hồng cầu

MCV (Mean corpuscular volume) là gì

MCV là viết tắt của chỉ số thể tích trung bình của một hồng cầu. Ở người bình thường, chỉ số MCV này dao động trong khoảng từ 80 tới 100 femtoliter (tương đương 1 femtoliter = 1/1triệu lít).

Chỉ số MCV tăng cao trên 100 không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc cơ thể đang mắc bệnh gì đó. Có thể do hồng cầu của bạn đang bị phì ra, thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc axit folic.

Chỉ số MCV thấp dưới 80 thì coi như tế bào hồng cầu đang bị teo nhỏ lại, chứng tỏ cơ thể đang thiếu sắt, mắc hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, hoặc thiếu máu trong các bệnh mãn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu (sideroblastic anemia), thậm chí là suy thận mãn tính.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) là gì

MCH là chỉ số lượng huyết sắc tố trung bình trong một tế bào hồng cầu. Giá trị MCH được tính bằng cách lấy lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu (HBG) chia cho số lượng hồng cầu.

Giá trị MCH của người bình thường dao động trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg) mỗi tế bào hồng cầu.

Chỉ số MCH cao là dấu hiệu của thiếu máu do macrocytic, thể hiện kích thước tế bào máu quá lớn là kết quả của việc thiếu hụt vitamin B12 và axit folic trong cơ thể.

Chỉ số MCH thấp là dấu hiệu tế bào máu quá nhỏ không thể hấp thụ huyết sắc tố như bình thường, nguyên nhân của việc này có thể do suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Thiếu sắt cũng khiến chỉ số MCH thấp.

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) là gì

MCHC là chỉ số lượng huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu. Cần phân biệt rõ điều này vì rất dễ bị nhầm với chỉ số MCH. MCHC được tính bằng cách lấy HBG chia cho HCT

MCHC không phải là dấu hiệu phản ánh cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe nhưng nó là chỉ số để các bác sĩ làm căn cứ cho các xét nghiệm tiếp theo (nếu có).

Mức MCHC ở người bình thường dao động trong khoảng từ 32% – 36%

Chỉ số MCHC cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

  • Thiếu máu tán tuyến tự miễn
  • Thiếu hụt hồng cầu
  • Bệnh gan
  • Bỏng nặng
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc đang hóa trị

RDW (Red Cell Distribution Width) là gì

RDW là chỉ số thể hiện độ thay đổi kích thước hồng cầu. Ở người bình thường, giá trị này nằm trong khoảng từ 11% – 15%. Chỉ số RDW càng cao thể hiện kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều.

PLT (Platelet Count) là gì

PLT là chỉ số thể hiện số lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu.

Tiểu cầu là các tế bào rất nhỏ hình thành từ tủy xương giữ vai trò giúp đông tụ máu. Nếu quá ít tiểu cầu sẽ khiến máu khó đông, dễ mất máu. Nếu số lượng tiểu cầu quá lớn sẽ hình thành các cục máu đông gây tắc mạch máu, là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Số lượng tiểu cầu bình thường dao động từ 150.000 đến 450.000 trên mỗi cm3 máu

Chỉ số PLT tăng khi cơ thể gặp chấn thương, viêm nhiễm, rối loạn tăng sinh tủy xương

Chỉ số PLT giảm khi cơ thể bị ức chế tủy xương, suy tủy, ung thư di căn, hóa trị liệu, uống quá nhiều rượu, tác dụng phục của thuốc…

MPV (Mean Platelet Volume) là gì

MPV là chỉ số thể tích trung bình của tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu. Ở người bình thường, chỉ số này dao động trong khoảng 6,5 đến 11fL.

Chỉ số này tăng cao hơn những người mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường… và giảm ở những người bị thiếu máu, mắc bệnh bạch cầu cấp tính.

WBC là gì (White Blood Cell) là gì

WBC là chỉ số số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Bạch cầu chỉ chiếm 1% máu của bạn nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi bởi bạch cầu đóng vai trò là các tế bào miễn dịch giúp bạn chống lại bệnh tật. Khi một khu vực của cơ thể bị vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công, các tế bào bạch cầu sẽ tấn công tiêu diệt để ngăn bệnh tật.

Chỉ số WBC nằm trong xét nghiệm công thức máu toàn phần. Số lượng tế bào bạch cầu cho bác sĩ biết về tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể.

  • Giá trị bình thường của chỉ số WBC là từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3
  • Nếu chỉ số này cao chứng tỏ: Cơ thể đang bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, mắc bệnh bạch cầu lympho cấp, u bạch cầu, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp… tác dụng phụ của một số loạn thuốc
  • Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ: Nhiễm siêu vi (viêm gan, HIV…), thiếu vitamin B12 hoặc folate và do tác dụng phụ của một số loại thuốc

RBC (Red Blood Cell) là gì

RBC là chỉ số số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Ở người bình thường, chỉ số RBC chuẩn dao động trong khoảng từ 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm3

Chỉ số RBC tăng trong trường hợp cơ thể thiếu nước, mất nước do đi ngoài, nôn… bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu

Chỉ số RBC giảm trong trường hợp bị thiếu máu, sốt rét…

Chức năng chính của tế bào hồng cầu là mang oxy từ phổi tới các mô trong cơ thể và mang CO2 quay lại phổi – nơi nó được thải ra ngoài.

NEUT (Neutrophil) là gì

NEUT là chỉ số bạch cầu trung tính có trong máu ngoại vi, bạch cầu trung tính là loại bạch cầu chiếm số lượng nhiều nhất trong các loại bạch cầu.

Chỉ số NEUT ở người bình thường nằm trong khoảng 60% – 66%. Chỉ số NEUT thấp hoặc cao đều phản ánh tình trạng sức khỏe không bình thường:

  • Chỉ số NEUT cao: Nhiễm trùng cấp, nhồi máu cơ tim cấp, viêm phổi, viêm túi mật, viêm ruột thừa…
  • Chỉ số NEUT thấp: Nhiễm độc kim loại nặng, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, lao lực, suy kiệt, sốt rét

Bạch cầu trung tính giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tạo máu và hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn, vi rút. Ngay khi vi khuẩn vừa tấn công cơ thể, các bạch cầu trung tính sẽ “lao tới” và “ăn” ngay lập tức các vi khuẩn này (đây là gọi là chức năng thực bào). Vậy nên, nếu cơ thể đang xảy ra nhiễm trùng cấp, chỉ số NEUT sẽ tăng cao.

EOS (Eosinophils) là gì

EOS là chỉ số bạch cầu ái toan

Giá trị thông thường của chỉ số EOS nằm trong khoảng 0 – 7%

Chỉ sổ Eosinophils cao chứng tỏ cơ thể đang mắc bệnh: Hen suyễn, nhiễm trùng do ký sinh hoặc nấm, phản ứng với một số loại thuốc, viêm da, mắc bệnh bạch cầu…

Chỉ số Eosinophils thấp khi: Sử dụng corticosteroid, uống quá nhiều rượu

Bạch cầu ái toan cũng có vai trò chống lại bệnh tật nhưng chức năng chính xác của nó không rõ ràng, khả năng thực bào của nó cũng yếu. Bạch cầu ái toan thường xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng hay nhiễm trùng nhất định.

BAS (Basophils) là gì

Giá trị bình thường từ 0,1 – 2,5%

Chỉ số BAS cao trong trường hợp bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh đa hồng cầu…

Chỉ số BAS giảm trong trường hợp stress, bệnh cường giáp…

Tế bào bạch cầu ái kiềm được sản xuất từ tủy xương và chúng tồn tại trong nhiều mô khắp cơ thể. Vai trò của bạch cầu ái kiềm là chống lại ký sinh trùng, ngừa đông máu, vai trò trong các phản ứng dị ứng…

LYM (Lymphocyte) là gì

LYM là chỉ số bạch cầu Lympho là một trong những tế bào miễn dịch chính của cơ thể, tế bào Lympho được tạo ra từ tủy xương và tồn tại trong máu, mô bạch huyết. Tế bào Lympho phối hợp với nhau chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, ung thư.

Có 2 loại tế bào lympho là Lympho T và Lympho B. Vai trò của tế bào Lympho B là tạo ra các kháng thể để chống lại các chất lạ được gọi là kháng nguyên. Vai trò của tế bào Lympho T là giúp cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư và kiểm soát phản ứng miễn dịch với các chất lạ. Chúng làm điều này bằng cách phá hủy các tế bào trong cơ thể đã bị virus xâm chiếm hoặc đã trở thành ung thư.

Với trưởng thành bình thường, giá trị LYM dao động từ 20% – 25%

Chỉ số Lymphocyte tăng trong trường hợp cơ thể bị nhiễm trùng mãn tính, viêm ruột, mắc bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận…

Chỉ số Lymphocyte giảm trong trường hợp bị sốt rét, ung thư, thương hàn, mắc hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS…

MON (Monocyte) là gì

MON là chỉ số bạch cầu mono, monocyte là bạch cầu đơn nhân, chúng chiếm 5 – 10% số lượng bạch cầu ở người trưởng thành. Bạch cầu đơn nhân được ví như “lực lượng dự bị trong quân đội”. Khi cần thiết, các tế bào Monocyte này sẽ được sử dụng để tạo thành đại thực bào và tế bào đuổi gai. Khả năng thực bào (ăn các vi khuẩn, vi trùng) của bạch cầu mono còn mạnh hơn cả bạch cầu trung tính (NEUT)

Chỉ số MON bình thường là từ 4%– 8%M

Chỉ số Monocyte tăng khi cơ thể bị nhiễm vi rút, lao, ung thư…

Chỉ số này giảm trong trường hợp thiếu máu bất sản

PDW (Platelet Distribution Width) là gì

PDW là chỉ số độ phân bổ kích thước tiểu cầu. Chỉ số này thể hiện mức độ đồng đều khác nhau của kích thước tiểu cầu.

Chỉ số PDW bình thường dao động trong khoảng từ 6% – 18%

Chỉ số này cao hay thấp chưa thể phản ánh tình trạng sức khỏe hay bệnh lý gì của cơ thể. Chỉ số này có có thể do các nguyên nhân như ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, nhiễm khuẩn máu. Chỉ số này giảm ở những người nghiện rượu, uống quá nhiều rượu.

P- LCR (Platelet Larger Cell Ratio) là gì

P- LCR là chỉ số tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn, ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số này dao động trong khoảng từ 150 – 500 G/l

Nên làm gì trước khi xét nghiệm máu

  • Một số xét nghiệm yêu cầu người bệnh nhìn ăn trước 8 – 12h trước khi làm xét nghiệm như xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, các xét nghiệm về bệnh lý gan mật. Các loại xét nghiệm như cường giáp. HIV thì không cần nhịn
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu…
  • Có vài loại thuốc không nên uống trước khi xét nghiệm máu, nếu bạn đã uống thuốc thì nên nói với bác sĩ để đưa ra hướng xử lý phù hợp
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x