Tưởng chừng chứng hay quên chỉ gặp ở người già hay người trung tuổi. Theo một khảo sát được công bố tại Mỹ, tình trạng mất tập trung hay quên phổ biến ở nhóm người độ tuổi từ 18 – 46 tuổi. Tại sao lại xuất hiện tình trạng đầu óc không tập trung hay quên ở người trẻ tuổi? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả?

Nguyên nhân dẫn tới chứng mất tập trung, hay quên

Hay quên và khó tập trung là dấu hiệu chứng tỏ bộ não đang bị quá tải, bị suy kiệt hoặc tổn thương. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tư duy.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng hay quên, mất tập trung nhưng chủ yếu chúng thuộc các nhóm nguyên nhân sau:

Căng thẳng, áp lực: Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng không tập trung hay quên ở người trẻ tuổi. Áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống, những lo âu, sợ hãi… khiến hệ thần kinh của những người trẻ tuổi bị suy nhược.

Thần kinh suy nhược: Mất tập trung và hay quên là các biểu hiện của suy nhược thần kinh. Hệ thần kinh suy nhược do áp lực, lo âu, ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, mất ngủ…. Ở những người bị bệnh lý như tiểu đường, thoái hóa hệ thần kinh, rối loạn tuyến giáp… hệ thần kinh cũng thường bị suy nhược

Tác hại của các gốc tự do: Các gốc tự do tấn công làm oxy hóa màng tế bào gây cản trở việc hấp thụ chất đinhưỡng và thải độc của tế bào. Chúng tạo ra sự lão hóa khiến mạnh máu não bị rối loạn, tấn công các tế bào thần kinh khiến cho chất dẫn truyền thần kinh bị rối loạn gây ra sự suy yếu các chức năng não bộ

Một số nguyên nhân khác như: Yếu tố di truyền, rối loạn hoocmon, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng chất kích thích… ảnh hưởng tiêu cực, làm tổn thương các tế bào não cũng gây ra tình trạng đầu óc không tập trung hay quên ở người trẻ tuổi.

Tác hại của chứng đầu óc không tập trung

Nhóm tuổi 18 – 46 là độ tuổi đang sung sức, xây dựng sự nghiệp, trụ cột của gia đình và xã hội. Chứng mất tập trung và hay quên ở những người trẻ gây ra những tác hại sau đây:

  • Tiếp nhận thông tin khó khăn, trí nhớ suy giảm
  • Khó tập trung, đầu óc lơ đãng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả làm việc.
  • Đầu óc rối bời, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi
  • Tình trạng mất tập trung, hay quên có thể tiến triển xấu thành bệnh Alzheimer (theo thống kê hàng năm của khoảng 10% bệnh nhân hay quên, suy giảm trí nhớ tiến triển thành Alzheimer)

Làm gì để khắc phục tình trạng không tập trung, hay quên ở người trẻ?

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh: Ăn đủ chất, nhiều rau xanh, vitamin, khoáng chất… Các loại thực phẩm này tốt cho não bộ và cả cơ thể giúp bạn sở hữu cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, café, hút thuốc
  • Ngủ đủ giấc, dậy đúng giờ, nghỉ ngơi khoa học
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn tăng lưu thông máu lên não giúp cơ thể hoạt bát, phòng tránh các chứng bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tai biến..
  • Ở người trẻ tuổi, não bộ còn khả năng ghi nhớ rất tốt nên cần được hoạt động đều đặn. Thường xuyên luyện tập não bộ bằng các trò chơi trí tuệ, thư giãn bằng các hoạt động giải trí lành mạnh
  • Sử dụng các sản phẩm Đông y tăng cường sức khỏe hệ thần kinh lành tính được bào chế từ thảo dược như Trấn Kinh An

Kết luận: Đầu óc không tập trung và hay quên ở người trẻ không nguy hiểm nhưng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý thần kinh nghiêm trọng. Hãy xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để bảo vệ hệ thần kinh của mình ngay từ khi còn trẻ và hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả khi tình trạng khó tập trung, hay quên kéo dài.

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x