Bạn có đang trong tình trạng “ngắp ngắn ngắp dài” dù cho đã ngủ đủ giấc? Bạn đã ngủ 8 – 9 tiếng mỗi đêm nhưng ban ngày vẫn “ngủ gà ngủ gật”. Bài viết sau sẽ chỉ ra cho bạn 14 lý do khiến bạn ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.
14 Lý do ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu nước
Nước chiếm 70% cơ thể, vì vậy vai trò của nước là vô cùng quan trọng. Thiếu nước sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ… Hãy chú ý, nếu bạn thấy miệng khô khi ngủ dậy thì chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu nước đó.
Cơ thể bạn sẽ chỉ báo động khi thiếu hụt 1% – 2% lượng nước càn thiết, tuy nhiên đừng để chuyện này xảy ra, hãy uống đủ nước để cơ thể không bị lâm vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ. Nước được cung cấp vào cơ thể qua nước uống hàng ngày, các bữa ăn, hoa quả, trái cây…
Thiếu sắt, thiếu máu
Tế bào hồng cầu có thành phần là hemoglobin mà sắt là nguyên tố quan trọng để tạo nên thành phần này. Hemoglobin giữ vai trò vận chuyển oxy khắp cơ thể. Thiếu sắt dẫn tới thiếu hụt hemoglobin, tức là quá trình vận chuyển oxy sẽ bị gián đoạn. Sự gián đoạn này xảy ra mạnh ở vùng não bộ làm cho cơ thể bạn nhanh chóng rơi vào trạng thái mỏi mệt, buồn ngủ mặc dù đã ngủ đủ giấc
Buồn ngủ do suy tuyến giáp
Luôn buồn ngủ, ngủ liên tục từ 14 – 16 tiếng/ngày là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo tình trạng suy tuyến giáp. Tuyến giáp là cơ quan giữ vai trò tham gia điều hòa hoạt động hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh… Tuyến giáp bị suy giảm chức năng sẽ khiến cơ thể rôi vào mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, ăn không ngon, luôn luôn buồn ngủ…
Có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống không lành mạnh với quá nhiều đường không những khiến bạn tăng cân nhanh chóng mà còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn cảm thấy thường xuyên buồn ngủ, cơ thể nặng nề, tăng cân liên tục… thì nên đi khám ngay nhé.
Có thể là dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu không chỉ khiến người bệnh thấy đau rát, tiểu buốt mà còn mệt mỏi, hay buồn ngủ.
Vấn đề tim mạch
Buồn ngủ cũng là dấu hiệu nhắc nhở bạn nên kiểm tra hệ tim mạch của mình
Bệnh về gan
Chế độ ăn uống nhiều dầu mở và sử dụng đồ uống có cồn làm gan bị tổn thương dẫn tới mất khả năng dự trữ vitamin, khoáng chất… tạo ra năng lượng cho cơ thể nhanh chóng. Đó là lý do tại sao người bị bệnh gan thường uể oải, buồn ngủ suốt ngày mặc dù đã ngủ nhiều
Bệnh liên quan tới tuần hoàn não
Tình trạng xơ vữa mạch máu não khiến cho nguồn cung cấp máu lên não không đủ, não thiếu oxy, thiếu máu là nguyên nhân gây ra chóng mặt, chân tay tê bì, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Thừa cân, béo phì
Những người bị thừa cân luôn cảm thấy cơ thể nặng nề, mệt mỏi, buồn ngủ. Các tế bào mỡ, đặc biệt là từ vùng bụng sản sinh hợp chất cytokine khiến cơ thể buồn ngủ thường xuyên.
Dấu hiệu cảnh báo tình trạng trầm cảm
Nghe có vẻ chẳng liên quan nhưng tình trạng trầm cảm khiến cho đầu óc mất tập trung, căng thẳng, mệt mỏi, tuyệt vọng… kéo theo những cơn buồn ngủ thường xuyên.
Thoái hóa thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ
Thoái hóa đốt sống cổ thứ 4 sẽ tác động tới hoạt động của cơ hoành gây ra hiện tượng thường xuyên ngáp ngủ, hay nấc, chóng mặt… Nhiễm phải tia phóng xạ từ mặt trời, trong lòng đất, từ máy móc y tế… làm cho cơ thể có cảm giác như say sóng, ngáp ngủ.
Áp lực, stress
Công việc căng thẳng, cuộc sống áp lực làm cho chất lượng giấc ngủ giảm sút. Áp lực khiến bạn không thể ngủ ngon ban đêm thì đương nhiên ban ngày sẽ liên tục buồn ngủ.
Mắc đau cơ mãn tính
Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không làm chủ được hoạt động của mình thì có thể bạn đã bị đau cơ mãn tính. Chứng bệnh này khiến cho cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, khó ngủ, ngủ không sâu giấc…
Uống nhiều đồ uống chứa caffein
Uống 1 cốc cà phê vào buổi sáng là thói quen của rất nhiều người, nó giúp bạn tỉnh táo vào buổi sáng nhưng lại buồn ngủ, uể oải vào buổi chiều. Thay vì làm vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên uống ít hơn, chỉ từ ¼ – ½ cốc vào buổi sáng thôi.
Trên đây là 14 lý do phổ biến nhất khiến cho bạn ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Bạn hãy chú ý bởi tình trạng buồn ngủ thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu gặp phải tình trạng uể oải, buồn ngủ cả ngày trong thời gian dài, bạn nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.