Nếu bạn đang rơi vào tình trạng thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, căng thẳng, khó thở, mất ngủ, lo lắng quá mức… thì rất có thể bạn đang mắc chứng Cường giao cảm. Đây là chứng bệnh mắc phải ở nhiều người nhưng lại ít ai có hiểu biết cần thiết về nó. Vậy cường giao cảm là gì? Cường giao cảm nguy hiểm tới mức nào? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả?

Cường giao cảm là gì?

Hệ thần kinh thực vật là một phần thuộc hệ thần kinh ngoại biên, hệ thống này có vai trò điểu khiển hệ thống điều hòa sự sống của cơ thể mà không phụ thuộc vào sự chỉ huy của bộ não. Hệ thần kinh thực vật làm việc ngay cả trong khi bạn ngủ hay bất tỉnh.

Hệ thần kinh giao cảm cùng với phó giao cảm là 2 phần thuộc hệ thần kinh thực vật. Ở trạng thái bình thường, hệ giao cảm và phó giao cảm cân bằng nhau

  • Hệ giao cảm cảm giữ vai trò cảnh báo chúng ta để thoát khỏi nguy hiểm
  • Hệ phó giao cảm điều khiển hệ thống tiêu hóa, điều khiển việc đào thải các chất cặn bã, tái cấu trúc cơ thể

Cường giao cảm là tình trạng hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh, chiếm ưu thế hơn so với hệ phó giao cảm. Việc này dẫn tới một loạt hiện tượng như: Huyết áp tăng, máu được đổ dồn tới các cơ quan vận động như tay chân, tâm lý bị kích thích dẫn tới trạng thái căng thẳng, suy nghĩ lung tung, lo lắng quá mức, khó thở…

Cường giao cảm nguy hiểm như thế nào?

Cường giao cảm là chứng bệnh lành tính, do vậy không đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, cường giao cảm trong thời gian dài không được điều trị kip thời, đúng mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe tinh thần dẫn tới suy kiệt về thể chất.

Tìm đập nhanh kéo dài dẫn tới người bệnh bị cao huyết áp, suy tim, tức ngực, khó thở, nhồi máu cơ tim cấp

Mất ngủ kéo dài do cường giao cảm khiến cơ thể kiệt quệ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường

Việc luôn bị tâm lý căng thẳng, lo âu, thậm chí rối loạn tâm lý khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, trầm uất nên ngại chia sẻ, ngại tiếp xúc đám đông dẫn tới trầm cảm.

Biểu hiện của chứng cường giao cảm

Các biểu hiện của cường giao cảm rất da dạng, phức tạp khiến ta dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác nhưng sau đây là những biểu hiện thường thấy nhất:

  • Khi mắc chứng cường giao cảm, người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo lắng quá mức cần thiết trước một sự việc (mặc dù sự việc đã được báo trước). Sự hồi hộp, lo lắng được đẩy lên cao trào khi đứng trước đám đông.
  • Tâm lý căng thẳng, khó thở, tim đập nhanh, chân tay run rẩy, mồ hôi vã ra, nghiêm trọng hơn còn dẫn tới tăng huyết áp, đau tim do co thắt mạch vành. Hệ nội tiết cơ thể bị rối loạn như rối loạn hoocmon, rối loạn kinh nguyệt, tăng tiết mồ hôi không kiểm soát, mất ngủ.
  • Các triệu chứng cường giao cảm xuất hiện không theo quy luật, không báo trước, không phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh. Bệnh nhân cường giao cảm có thể đột nhiên giật mình tỉnh giấc, hoảng hốt, sợ hãi, thở gấp trong đêm. Tình trạng này diễn ra thường xuyên làm người bệnh tin rằng do các yếu tố tâm linh gây ra chứ không phải do bệnh nên càng khó nhận biết để điều trị.

Cường giao cảm do nguyên nhân nào gây ra?

  • Chấn thương sọ não, tủy sống gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh thực vật
  • Do các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson
  • Do bệnh cường giáp, bướu cổ, bướu nhân độc tuyến giáp, tiểu đường
  • Phẫu thuật xạ trị gây ra tổn thương cho hệ thần kinh
  • Do tác dụng phụ của thuốc

Điều trị cường giao cảm

Triệu chứng cường giao cảm rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác và không nguy hiểm tính mạng nên người bệnh thường chủ quan. Thêm vào đó bệnh kéo dài khiến tâm lý người bệnh thay đổi nên không được người xung quanh quan tâm đúng mức khiến cho người bệnh càng thêm lo lắng. Vậy nên, để điều trị chứng cường giao cảm hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ với bệnh nhân và gia đình.

Bác sĩ cần giải thích cho người bệnh rằng cường giao cảm chỉ là chứng bệnh lành tính, có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu thực hiện theo đúng liệu trình, giải tỏa lo lắng, căng thẳng.

Về phía người nhà cần gần gũi, động viên, chia sẻ vui buồn với người bệnh. Đặc biệt là những lúc người bệnh rơi vào trạng thái stress, tâm lý rối loạn.

Về phía người bệnh, cần lưu ý những điều sau:

  • Hiểu rằng cường giao cảm không gây nguy hiêm tính mạng, có thể chữa khỏi hoàn toàn
  • Tránh các trạng thái tâm lý không tốt như căng thẳng, lo âu, hồi hộp, xúc động. Tránh xem phim, đọc truyền có nội dung tình cảm bi đát, xúc động
  • Ăn ngủ đúng giờ, tránh thức khuya
  • Chế độ ăn uống lành mạnh giàu vitamin và rau xanh, không ăn uống thoái quá nhiều đồ ăn nhanh và dầu mỡ
  • Bổ sung Vitamin nhóm B và C
  • Không sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn…
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc
  • Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và giữ tinh thần thư thái
  • Luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực trong mọi tình huống

Trấn Kinh An

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x