Chóng mặt khi nằm xuống là triệu chứng nhiều người gặp phải. Hiện tượng này có thể là lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho những căn bệnh nguy hiểm. Tại sao lại có hiện tượng chóng mặt khi nằm? Chóng mặt khi nằm là bệnh gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
1. Tại sao có hiện tượng chóng mặt khi nằm xuống?
Chóng mặt là cảm giác chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua, cảm giác mọi thứ xung quanh quay cuồng, người nôn nao, buồn nôn, uể oải.
Nếu cảm giác chóng mặt khi nằm thỉnh thoảng xuất hiện và nhanh chóng biến mất thì bạn không cần lo lắng. Nhưng nếu cảm giác chóng mặt khi nằm xuất hiện thường xuyên, kéo dài tới 30 phút thì đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm bạn nên cẩn trọng.
2. Chóng mặt khi nằm là bệnh gì?
Hiện tượng chóng mặt khi nằm là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau
Chóng mặt khi nằm là dấu hiệu của bệnh tiền đình
Tiền đình là cơ quan cảm nhận giúp duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể. Khi hệ thống này bị rối loạn sẽ khiến bản thân rơi vào tình trạng mất thăng bằng, mất phương hướng, chóng mặt…
Chóng mặt khi nằm là dấu hiệu bệnh thiếu mãu não
Thiếu máu não có thể do xơ vữa mạch máu, tắc nghẽn mạch máu làm giảm lượng máu lưu thông lên não. Việc não bộ bị thiếu oxy dẫn tới tình trạng váng đầu, chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
Chóng mặt khi nằm là dấu hiệu khi tụt huyết áp
Huyết áp là thước đo lực của máu tác động lên thành mạch khi máu lưu thông (đơn vị đo mmHg).
Huyết áp thấp gây ra tình trạng choáng váng, mất thăng bằng, dễ ngã khi đứng… thậm chí gây nguy hiểm cho tim, hệ thần kinh, nội tiết.
Chóng mặt do hệ thần kinh bị tổn thương
Căng thẳng, áp lực, lo âu kéo dài làm cho cơ thể sản sinh một loại hormone gây tổn thương cho hệ thần kinh. Hệ thần kinh bị tổn hại khiến cơ thể rơi vào trạng thái chóng mặt, choáng váng, buồn nôn… khi thay đổi trang thái hoạt động (ví dụ khi nằm xuống, đứng lên…).
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị như thuốc giảm đau, thuốc an thần, hạ huyết áp… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt, nôn nao trong người.
3. Cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi nằm
Như đã nói, chóng mặt khi nằm có thể là hiện tượng lành tính thoáng qua, cũng có thể là dấu hiệu cho những căn bệnh nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để làm rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Sau đây là những lời khuyên của các chuyên gia của Trấn Kinh An giúp bạn hạn chế và loại bỏ tình trạng chóng mặt này:
Chế độ dinh dưỡng
- Uống ngay 1 ly nước mật ong, nước đường hay ăn kẹo ngọt, kẹo gừng… nếu gặp phải tình trạng chóng mặt khi nằm xuống
- Trà gừng, nước chanh, nước nha đam… là thức uống bổ trợ ngăn ngừa chóng mặt hiệu quả
- Ăn uống đầy đủ, lành mạnh, bổ sung vitamin C, B6…
Nghỉ ngơi
- Ngủ đủ giấc, thức dậy đùng giờ để bắt đầu 1 ngày mới sảng khoái nhất
- Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt, bạn nên thay đổi tư thế từ từ, tránh đột ngột
- Cân đối giữa công việc và nghĩ ngơi tránh để cơ thể bị stress, áp lực quá mức…
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
Không chỉ những người hay bị chóng mặt, tập thể dục thể thao giúp bạn sở hữu cơ thể khỏe mạnh, cân đối
Bài tập dành cho những người hay bị chóng mặt, chóng mặt khi nằm
Chuẩn bị: Đứng thẳng, 2 bàn chân song song với vai, 2 tay thả lỏng
Thực hiện:
- Hít thật sau cho bụng dưới hóp lại, lồng ngực nở ra, từ từ nâng cao lồng ngực.
- Rướn người để các đốt sống lên cao đồng thời hai tay vươn lên qua khỏi đầu kẹp sát mang tai, giữ khuỷu tay thẳng và thả lỏng. Duy trì tư thế này 2 – 4 phút rồi hít thở đều
- 2 tay thả lỏng xuống đồng thời thở ra đều
Bài tập đơn giản này có thể hỗ trợ điều trị chứng chóng mặt hiệu quả. Dành ra 30 phút mỗi ngày để thực hiện bài tập này sẽ giúp bạn giảm thiểu cảm giác khó chịu của hiện tượng chóng mặt khi nằm, khi đứng