Cường giao cảm (hay rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim). Chứng bệnh cường giao cảm có nhiều nguyên nhân gây ra. Căng thẳng thần kinh và nhà ở chật chội, khói thuốc lá trong nhà cũng là những nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Người bị cường giao cảm thường có nhịp tim nhanh, hay hồi hộp khi gặp việc bất ngờ hoặc tuy đã biết rồi mà vẫn cảm thấy hồi hộp nên khi đứng trướng đám đông người bị cường giao cảm thường gặp tình trạng tim đậm nhanh dữ dội, chân tay run rẩy, nói lắp bắp, không rõ ràng, đây là những ảnh hưởng về tâm lý, nhiều khi dù không e sợ gì nhưng khi đứng trước đám đông vẫn rất hồi hộp không tự chủ. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả học tập và làm việc , từ đó gây các áp lực đè nặng về tâm lý dẫn đến căng thẳng, trầm uất, stress nghiêm trọng. Đây là tiền thân cho nhiều bệnh lý khác làm giảm chất lượng cuộc sống.

Cường giao cảm là một chứng bệnh lành tính không gây nguy hiểm cho sức khỏe.Căng thẳng, lo nghĩ nhiều về bệnh, cường giao cảm sẽ càng nặng thêm và triệu chứng sẽ càng gia tăng

Thường gặp triệu chứng ở hệ tim mạch và bệnh nhân được chẩn đoán là rối loạn thần kinh tim. Thường bệnh nhân có nhịp tim nhanh (hoặc cơn nhịp nhanh), thậm chí co thắt cả mạch vành làm cho bệnh nhân đau ngực (triệu chứng giống với nhồi máu cơ tim), nhịp tim nhanh làm cho bệnh nhân cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi cảm giác hẫng người. Đặc biệt, các cơn rối loạn này không liên quan gì đến sự gắng sức của bệnh nhân cũng như xuất hiện không có quy luật gì cả và cơn có thể kết thúc đột ngột làm cho người ngoài tưởng rằng bệnh nhân giả bộ. Nhiều người cảm thấy triệu chứng xảy ra bất thường quá giống như giả đò nên có thái độ trầm cảm và nghĩ rằng mình bị rối loạn tâm thần nên đến chuyên khoa tâm thần. Bệnh nhân có thể kèm theo rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, da khô, hư móng, giảm hứng thú tình dục, mất ngủ…

Triệu chứng biểu hiện của bệnh chỉ gây ra khó chịu cho người bệnh và kéo dài làm thay đổi tâm lý. Do tính chất không nguy hiểm nên người bệnh thường không được quan tâm đúng mức, bị từ chối điều trị và càng làm cho bệnh nhân lo lắng. Để điều trị, bệnh nhân được dùng các thuốc điều trị triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân và dùng tâm lý liệu pháp, vận động liệu pháp… Một sai lầm trong điều trị là vấn đề dùng thuốc ngủ, có thể tạo thêm rối loạn khác. Hiện đối với thể bệnh bị trầm cảm người ta dùng thuốc chống trầm cảm, đối với rối loạn nhịp tim nhanh thì dùng thuốc kiểm soát nhịp tim và nói chung là điều trị triệu chứng.

Chứng cường giao cảm có thể tự mất đi sau một thời gian không cần điều trị gì. Tuy nhiên,nhiều trường hợp nặng thì cần kết hợp tâm lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc vì nếu các triệu chứng như nhịp nhanh xuất hiện làm bạn khó chịu nhiều,gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giảm hiệu quả làm việc thì bạn có thể dùng thêm các thuốc an thần và các thuốc chẹn bêta giao cảm như propranolol (biệt dược inderal), atenolol (tenormin), metoprolol (betaloc), bisoprolol (concor). Tuy nhiên, cần có sự thăm khám và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Chú ý

  • Tuyệt đối không làm người bệnh bị xúc động quá mức hoặc căng thẳng thần kinh như: đọc truyện tình cảm “lâm li bi đát” hay xem những phim “hành động” (action).
  • Bạn không nên thức quá khuya.
  • Bạn không được sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống trà đậm, cà phê… Và nên tránh ăn uống thái quá, nên ăn nhiều rau quả tươi.
  • Nên tập thể dục thể thao đều đặn với những môn thể thao hữu ích có lợi cho người bệnh như đi bộ, bơi lội, thái cực quyền…
  • Sử dụng thuốc thật hạn chế và cần có chỉ định rõ ràng của thầy thuốc, chỉ nên dùng thuốc khi gặp tình trạng xúc động mạnh, tim đập dồn dập, khó ngủ hoặc mất ngủ. Cần bổ sung các vitamin nhóm B và C.

Nhận xét

  • Cường giao cảm thường gây nhịp nhanh xoang,cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, mệt mỏi. Gây trở ngại trong nhiều hoạt động.
  • Thường sử dụng các thuốc chẹn bêta làm giảm nhịp và các triệu chứng khác của bệnh
  • Bệnh nhân có các xét nghiệm tim mạch và tuyến giáp bình thường.

 Theo Tường Vy

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x