Để bảo vệ sức khỏe thì việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày là vô cùng quan trọng. Gluten là một trong những chất gây ra nhiều tranh cãi, đa số cho rằng Gluten an toàn cho tất cả mọi người, số khác lại khẳng định nó gây hại cho những người bị chứng rối loạn tiêu hóa cơ thể không hấp thụ được chất béo (Celiac).

Vậy rút cuộc Gluten là gì? Gluten có lợi hay có hại? Nếu có lợi, hoặc có hại thì mức độ tác động của nó ra sao?

Gluten là gì?

Gluten là tên gọi của một loại protein có trong các hạt ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì… Gluten tồn tại ở dạng hơi nhầy tạo nên độ kết dính cho của bột.

Gluten được tìm thấy trong bánh mỳ, pasta, các loại mỳ… Khi hòa gluten vào nước, các phân tử protein này kết hợp với nhau tạo thành mạng lưới chất deo dính giống như keo có khả năng đàn hồi. Chất này được sử dụng như một chất làm đặc trong súp, bánh kẹo, trong việc chế biến các loại thịt và hải sản, nước tương, thực phẩm chức năng.

Gluten free là gì?

Gluten free là cụm từ chỉ những thực phẩm không chứa Gluten. Khái niệm Gluten free xuất hiện khi Gluten được cho là nguyên nhân gây ra bệnh Celiac – một chứng bệnh rối loạn tiêu hóa do cơ thể không hấp thu được chất béo. Đường ruột không dung nạp, hấp thu được gluten dẫn tới bệnh Celiac. Bệnh Celiac có thể dẫn tới tử vong và không chữa được, cách duy nhất để phòng tránh là không ăn những đồ ăn chứa Gluten.

Gluten free có hoàn toàn tốt cho sức khỏe

Thực phẩm được dán mác Gluten free cũng chưa chắc có lợi cho sức khỏe. Việc tránh sử dụng Gluten trong sản xuất bánh mỳ, bánh quy, pizza… khiến các nhà sản xuất sử dụng nhiều chất béo hoặc đường giúp khách hàng cảm thấy ngon miệng. Việc làm này lại khiến hàm lượng đường và chất béo trong thực phẩm tăng lên vẫn gây hại sức khỏe.

Một số nhà hàng lớn có hẳn một danh sách các món ăn không Gluten để phục vụ những thực khách có nhu cầu

Gạo nâu, hạt kê, kiều mạch, rau dền… là một số thực phẩm Gluten free điển hình. Thêm vào đó những thực phẩm này còn giàu các chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin B… tốt cho sức khỏe.

Gluten có hại hay có lợi?

Phần lớn mọi người không gặp vấn đề với Gluten nếu không tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm chứa Gluten. Tuy vậy với những người mắc bệnh Celiac, dị ứng gluten, dị ứng lúa mì… thì gluten thực sự có hại.

Bệnh Celiac là gì?

Celiac còn có tên gọi khác là Coeliac – là trang thái nghiêm trọng nhất của hội chứng không dung nạp Gluten. Bệnh này xuất hiện ở khoảng 1% dân số thế giới, 80% người bệnh không biết rằng mình đã mắc bệnh.

Bản chất của bệnh Celiac là hội chứng rối loạn tự miễn dịch khi cơ thể coi gluten là một tác nhân xâm lược, hệ miễn dịch sẽ tấn công gluten và niêm mạc ruột khi gluten xuất hiện.

Quá trình tự miễn dịch này gây hại thành ruột khiến cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, khoáng chất quan trọng. Hậu quả gây ra các vấn đề về dinh dưỡng, cơ thể thiếu chất, sút cân, kiệt quệ

Bệnh Celiac có dấu hiệu phổ biến như: Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, nhức đầu, sút cân, đi đại tiện phân có mùi hôi… Ở một số người mắc bệnh Celiac, các dấu hiệu tiêu hóa không xuất hiện mà chỉ có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, sút cân.

Tác hại của Gluten người bị mẫn cảm với Gluten

Một người không mắc bệnh Celiac thì có phản ứng tiêu cực với Gluten hay không? Câu trả lời là: Có thể là có, bởi:

Có nhiều người không bị mắc Celiac nhưng cơ thể vẫn tự miễn tiêu cực với Gluten. Tình trạng này được gọi là mẫn cảm với Gluten. Với những trường hợp này, triệu chứng thường gặp là khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, trầm cảm…

Một số thực phẩm chứa Gluten tiêu biểu

Ngoài việc tồn tại trong thiên nhiên bên trong lúa mạch, lúa mì, tiểu hắc mạch… Gluten còn được thêm vào một số thực phẩm khác trong quá trình sản xuất. Vậy nên nếu muốn tránh các thực phẩm chứa Gluten, cần đọc kỹ thành phần thực phẩm trước khi sử dụng. Sau đây là một số thực phẩm chứa Gluten tiêu biểu:

  • Một số loại bánh mì chế biến
  • Bia
  • Thịt được chế biến sẵn
  • Nước sốt từ thịt và các chất làm đặc
  • Nước tương, súp
  • Mạch nha
  • Lúa mì, lúa mì spenta, lúa mạch
  • Mỳ ống, các loại bánh ngọt

Một số loại thực phẩm không chứa Gluten

  • Cơm
  • Ngô
  • Hạt lanh, hạt kê
  • Bột năng, bột kiều mạch, yến mạch
  • Rau dền

Lưu ý: Thực phẩm không chứa Gluten nhưng nó vẫn có nguy cơ bị nhiễm gluten

Làm sao để biết mình có mắc chứng mẫn cảm Gluten hay không?

  • Xét nghiệm máu: Một số loại xét nghiệm máu kiểm tra kháng thể, sau đó bác sĩ tiến hành làm sinh thiết để xác định chính xác xem có thể có mắc chứng mẫn cảm Gluten hay bệnh Celiac hay không
  • Sinh thiết thì tế bào ruột non: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ ruột non bệnh nhân để phân tích, xét nghiệm
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x