Bài viết này xin gửi tới bạn đọc 10 mẹo nhỏ bỏ túi để có thể đánh bại những cơn hoa mắt chóng mặt, buồn nôn hay đau đầu hàng ngày mà nhiều người gặp phải. Trước khi đến với 10 mẹo nhỏ, chúng ta cùng tìm hiểu xem hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn là gì nhé?
Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn là bệnh gì?
Hoa mắt là tình trạng giảm thị lực đột ngột biểu hiện ở người bệnh có cảm giác tối đen lại, không nhìn rõ mọi vật xung quanh, không định vị được vạn vật, mọi thứ trở nên chao đảo, mờ ảo.
Triệu chứng thường gặp phổ biến ở người già nhiều hơn. Căn nguyên của hoa mắt là do não thiếu máu, không đủ lượng oxy để hoạt động.
Chóng mặt là hiện tượng mất thăng bằng, người bệnh có cảm giác lâng lâng, xoay tròn khiến người bệnh không đứng vững được, có thể té ngã.
Chóng mặt không phải là triệu chứng điển hình của một bệnh lý nào cả, tuy nhiên chóng mặt có thể là một dấu hiệu của các rối loạn khác nhau. Theo đó, nguyên nhân gây ra chóng mặt có thể là rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, tình trạng thiếu máu của người bị các bệnh về máu.
Ai cũng có thể gặp tình trạng chóng mặt ngay cả một người khỏe mạnh bình thường. Thế nhưng khi tình trạng kéo dài và thường xuyên xảy ra, lặp đi lặp lại mà không rõ nguyên do thì cũng cần quan tâm đến.
Nôn là hiện tượng tống thức ăn ra ngoài cơ thể. Buồn nôn là hiện tượng cơ thể người có cảm giác khó chịu, cảm giác khó chịu lan tỏa, thường được coi như là một sự thôi thúc để nôn. Mặc dù không gây đau đớn nhưng nó có thể là triệu chứng suy nhược nếu kéo dài và được mô tả là gây khó chịu ở ngực, bụng trên hoặc sau cổ họng.
Vậy làm thế nào để giảm các cơn hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn? Các thông tin sau sẽ vô cùng hữu ích cho mọi người để cơ thể tự chăm sóc sức khỏe cho mình.
1. Làm gì khi bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn?
Khi gặp các cơn hoa mắt chóng mặt buồn nôn mà bạn đang hoạt động thì hãy tìm một chỗ ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức và nghỉ ngơi ít phút đến khi bạn cảm thấy cơn hoa mắt chóng mặt biến mất.Việc này có thể giúp bạn ngăn ngừa khả năng mất thăng bằng, không định vị được, từ đó giảm thiểu các chấn thương do ngã
Hãy nhờ người thân hoặc người quen biết khi không có nhà giúp bạn một cốc nước khoáng và thư giãn, thả lỏng cơ thể.
2. Luôn sử dụng tay vịn khi lên hay xuống cầu thang
3. Tránh di chuyển hay thay đổi tư thế đột ngột
Thay đổi tư thế đột ngột là một trong những yếu tố kích thích hoa mắt chóng mặt buồn nôn. Với những người có những bệnh hay hoa mắt chóng mặt buồn nôn, chỉ cần thay đổi tư thế đột ngột cũng làm họ trở lên mất thăng bằng, choáng và té ngã. Hãy chắc chắn rằng khi di chuyển hay thay đổi tư thể một cách nhẹ nhàng và chủ động.
4. Tránh lái xe đường dài, hạn chế đi tàu xe
5. Gừng
6. Vitamin B6
Vitamin B6 là một vitamin thuộc nhóm tan trong nước, có tác dụng giảm chứng khó tiêu và buồn nôn, đặc biệt trên phụ nữ có thai đang trong tình trạng nghén
7. Chanh
Chanh được biết đến với nhiều công dụng như gia vị, giải khát. Bên cạnh đó, bạn có biết rằng chanh như một phương thuốc chữa bệnh buồn nôn không?
Một nghiên cứu lâm sàng năm 2014 đã nghiên cứu tác dụng của tinh dầu chanh trên nhóm những người buồn nôn. Kết quả cho thấy Nhóm những người sử dụng tinh dầu không còn cảm giác buồn nôn so với nhóm chứng là nhóm những người sử dụng giả dược với các điều kiện nghiên cứu trên nhóm người là như nhau.
Để chữa buồn nôn với chanh bạn chỉ cần cắt một nửa quả chanh tươi và hít vào mỗi khi cảm thấy buồn nôn hoặc trực tiếp hít tinh dầu chanh hoặc có thể uống nước chanh
8. Trà hoa cúc
9. Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà được khuyên dùng với công dụng chống co thắt trên niêm mạc dạ dày và đại tràng, từ đó có thể dùng trong trường hợp chống nôn và buồn nôn.
Cách dùng tinh dầu bạc hà trong chữa nôn và buồn nôn là chà một đến hai giọt vào phía sau cổ và đáy bàn chân. Bạn cũng có thể thêm năm đến 10 giọt dầu bạc hà vào bồn nước mát hoặc ấm hoặc thêm hai đến ba giọt vào một túi nhỏ và đặt nó trên đầu của bạn.
10. Massage và bấm huyệt
Để được tư vấn miễn phí gọi ngay số HOTLINE: 0981236256 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY