Theo thống kê, đau tức khó thở ngực ảnh hưởng đến tử 20% đến 40% dân số trên thế giới. Đau tức ngực không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh lý nào nhưng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Vậy đau tức ngực, khó thở là bị bệnh gì?

Đau tức ngực là bệnh gì?

Đau tức ngực là cảm giác khó chịu hoặc đau ở bất kỳ vị trí nào ở dọc theo phía trước của cơ thể giữa cổ và bụng trên. Vị trí đau có thể xuất hiện từ các cơ quan thuộc vùng ngực bao gồm tim phổi, thực quản, cơ bắp, vùng xương sườn hoặc dây thần kinh. Đôi khi người bệnh còn cảm thấy đau tức đến nỗi khó thở. 

Đau tức ngực, khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh lý, nhưng cũng có thể xảy ra ở một người bình thường như khi gặp một sự cố tâm lý khiến cơ thể phản ứng bằng cách tim đập quá nhanh dẫn đến đau ngực. Tuy nhiên tức ngực do trạng thái tâm lý ổn định thì không khác với đau tức ngực bệnh lý.

Đau tức ngực là bị bệnh gì?

Đau tức ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau:

  • Do các vấn đề về tâm lý. Khi bị kích thích bởi một vấn đề tâm ý nào đó như lo lắng hoặc căng thẳng, hoặc cú sốc nào đó làm nhịp tim nhanh hơn, đổ mồ hôi, chóng mặt dẫn đến đau tức ngực.
  • Do vấn đề về đường hô hấp, khi hít vào hay thở ra, ho ra chất nhầy màu vàng, hoặc do sốt ở các bệnh hô hấp mãn tính như viêm phế quản mạn, COPD. Những cơn ho, hen co rút lồng ngực khiến đau thắt ngực.
  • Do rối loạn thần kinh thực vật: Rối loạn thần kinh  thực vật càng làm cơ thể dễ bị kích thích hơn bởi các yếu tố làm tim đập nhanh hơn dẫn đến đau tức ngực.
  • Do các bệnh về đường tiêu hóa. thường xảy ra sau khi ăn, hoặc ăn các đồ có vị đắng, đồ chứa nhiều axit làm dạ dày tăng tiết axit cảm thấy no và đầy hơi, khó tiêu.
  • Do các vấn đề về tim mạch như viêm màng ngoài tim. Cơn đau thường đột ngột, đau nhiều hơn khi hít thở sâu hoặc nằm xuống.
  • Do đau thắt ngực  hoặc đau tim
  • Do căng cơ. Viêm các cơ và gân quanh xương sườn có thể dẫn đến đau ngực kéo dài. Khi hoạt động thường đau nhiều hơn.
  • Do xương sườn bị chấn thương như các vết bầm tím vỡ và gãy xương
  • Do rối loạn co thắt thực quản, là một dạng rối loạn dẫn đến co thắt ống dẫn thức ăn khiến đau thắt ngực khi ăn.
  • Do viêm tụy . Thường đau ở ngực dưới, đôi khi đau dữ dội lan tỏa lên phần ngực trên
  • Do tăng huyết áp phổi. Tăng huyết áp phổi là một dạng tăng huyết áp , trong đó áp lực máu trong các động mạch phổi tăng cao. Trong trường hợp này có thể dẫn đến đau ngực

Đau ngực khi nào cần tới gặp bác sĩ

Các cơn đau tức ngực nhẹ thường không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, đôi khi nó lại gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe khiến người bệnh không thể lao động như bình thường.

Nếu tình trạng đau ngực diễn ra thường xuyên trong một thời gian dài thì nó có thể còn là một dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vậy khi nào thì người bị đau tức ngực nên đi thăm khám bác sĩ?

  • Các cơn đau thắt ngực thường đến bất ngờ, đau dữ dội, thắt chặt lồng ngực
  • Các cơn đau lan tỏa đến hàm, cánh tay trái hoặc lan hẳn sang giữa xương bả vai của bạn
  • Các cơn đau ngực xảy ra ngay khi đang nghỉ ngơi, không hoạt động thể lực nhiều.
  • Cơn đau ngực dẫn đến khó thở
  • Cơn đau ngực  thường xuyên xảy ra trong khi người bệnh đang mắc một chứng bệnh nghiêm trọng khác như đau tim, thuyên tắc phổi.

Khi đến thăm khám người bệnh sẽ được bác sĩ khai thác một số thông tin sau để tìm ra chính xác nguyên nhân gây đau tức ngực là gì:

  • Là đau giữa xương bả vai hay đau dưới xương ức? Có đau khi thay đổi vị trí không? Hay chỉ đau một bên?
  • Các cơn đau diễn ra như thế nào,mô tả cảm giác đau: đau dữ dội ha đau vừa phải, đau từng cơn hay đau liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, đau có lan sang vị trí khác không. Ngoài ra người bệnh sẽ được cung cấp thang đánh giá mức độ đau.
  • Có phải cơn đau trở nên đỡ hơn hoặc đau hơn khi bạn đi bộ hoặc thay đổi vị trí?
  • Bạn có thể làm cho cơn đau xảy ra bằng cách ấn vào một phần của ngực không?
  • Cơn đau kéo dài bao lâu?
  • Có phải cơn đau đi từ ngực vào vai, cánh tay, cổ, hàm hoặc lưng của bạn?
  • Là cơn đau tồi tệ hơn khi bạn đang thở sâu, ho, ăn hoặc uốn cong?
  • Là cơn đau tồi tệ hơn khi bạn đang tập thể dục? Có tốt hơn sau khi bạn nghỉ ngơi? Nó biến mất hoàn toàn, hay chỉ là bớt đau?
  • Là cơn đau tốt hơn sau khi bạn dùng thuốc nitroglycerin? Sau khi bạn ăn hoặc uống thuốc kháng axit? Sau khi bạn ợ?
  • Bạn có những triệu chứng nào khác không?

Các yếu tố nguy cơ cao dẫn tới tình trạng đau tức ngực

  • Có tiền sử gia đình mắc các bệnh về tim mạch
  • Thường xuyên hút thuốc, sử dụng các chất kích thích như cocain
  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Trong tình trạng cholesterol cao, huyết áp cao, hoặc các chứng bệnh tiểu đường.
  • Đã từng bị các bệnh về tim mạch.
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x