Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hướng tới chức năng tự động của một loạt hệ thống trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết… khó thở, tức ngực, đau đầu Cái khó của hiện tượng này là các triệu chứng của nó rất dễ nhầm lẫn sang bệnh khác. Thậm chí đi khám tim, xét nghiệm cũng khó phát hiện ra bệnh bởi không tìm thấy tổn thương.

Trong Đông y, rối loạn thần kinh thực vật còn gọi là rối loạn chức năng do hệ thần kinh cao cấp hoạt động quá căng thẳng dẫn tới các kích thích ngoài ý muốn hoặc sau khi bị bệnh kéo dài, bệnh nặng cơ thể bị suy nhược tới nỗi âm dương mất cân bằng, khi huyết mất điều hòa mà dẫn tới rối loạn công năng.

Triệu chứng rối loạn này không nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất cả những điều bạn muốn biết về rối loạn thần kinh thực vật.

1. Rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV) là gì?

Rối loạn thần kinh thực vật còn được biết tới với tên gọi khác là Rối loạn thần kinh tim hay Cường giao cảm. Trước khi tìm hiểu về chứng rối loạn thần kinh thực vật, ta phải hiểu hệ thần kinh thực vật là gì

Hệ thần kinh thực vật

Hệ thống thần kinh của chúng ta được chia ra thành 2 hệ là:

  • Hệ thần kinh động vật: Điều khiển các hoạt động chủ động dựa vào sự chỉ huy của bộ não như ăn, uống, đi lại, nói năng, nhảy múa…
  • Hệ thần kinh thực vật: Điều chỉnh các hoạt động tự động của cơ thể mà không phụ thuộc vào sự chỉ huy của bộ não như tim đập, huyết áp, dạ dày tiêu hóa thức ăn…

Có thể nói hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự động bởi nó hoạt động mà không cần có sự điều khiển của bộ não. Chức năng của hệ thần kinh này là điều hòa chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Trong cơ chế điều hòa này có sự tham gia của Hệ thần kinh giao cảm (Sympathetic Nervous System) và Hệ thần kinh đối giao cảm (phó giao cảm) (Parasympathetic Nervous System)

Khi 1 trong 2 hệ thống này bị mất cân bằng sẽ sinh ra tình trạng Rối loạn thần kinh thực vật

2. Triệu chứng Rối loạn thần kinh thực vật

Dấu hiệu của Rối loạn thần kinh thực vật rất đa dạng thay đổi theo từng loại rối loạn và mức độ rối loạn. Những dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác.

  • Đau đầu, giảm trí nhớ, kém tập trung, mất ngủ, khó ngủ, tâm trạng lo âu, buồn bực vô cớ. Đây là biểu hiện rối loạn tác động lên Hệ thần kinh gây ra rối loạn tuần hoàn não
  • Choáng hoặc chóng mặt do tụt huyết áp. Nhịp tim nhanh và chậm bất thường, huyết áp tăng giảm bất thường, cảm giác hồi hộp, hụt hơi, nhanh mệt mỏi khi vận động thể lực mạnh hay tập thể thao. Đây là biểu hiện của việc RLTKTV tác động tới Hệ tim mạch.
  • Ăn không ngon miệng, ăn nhanh no, bụng đầy hơi, ợ hơi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, kích thích đại tiện khi trong trạng thái căng thẳng. Đây là hệ quả của việc Hệ tiêu hóa bị rối loạn.
  • Tiểu tiện khó, tiểu không tự chủ, không tiểu hết nước tiểu, kích thích tiểu tiện khi ở trong trạng thái căng thẳng, hệ tiết niệu bị rối loạn.
  • Ra mồ hôi nhiều hoặc giảm tiết mồ hôi bất thường ảnh hưởng trực tiếp tới thân nhiệt làm cho cơ thể nóng lạnh bất thường. Đây là hệ quả của việc Hệ bài tiết bị rối loạn
  • Khó thở, tức ngực, hơi thở bất thường. Tình trạng này càng nặng khi thời tiết thay đổi hoặc khi căng thẳng, hồi hộp
  • Chân tay buồn bực vô cớ, mặt giật cơ, xương khớp đau nhức khi thời tiết thay đổi
  • Hệ sinh dục bị ảnh hưởng dẫn tới xuất tinh sớm, rối loạn cương cứng, rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo
  • Da khô, rụng tóc, hỏng móng tay móng chân
  • Toàn thân mệt mỏi vô cớ, đau mỏi cột sống, vai gáy, ớn lạnh, giấc ngủ rối loạn…
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên chiêm bao mộng mị. Trằn trọc, bất an, nóng trong lòng nên không ngủ được. Ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ nhưng lại không ngủ được, sử dụng thuốc an thần mang lại hiệu quả không đáng kể.

3. Nguyên nhân Rối loạn thần kinh thực vật

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng mất cân bằng của Hệ thần kinh trung ương và một phần của Hệ thần kinh thực vật. Để dẫn tới tình trạng mất cân bằng này có nhiều nguyên nhân sau đây:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới Rối loạn thần kinh thực vật là do biến chứng của bệnh đái tháo đường, lâu dần dẫn tới tổn thương hệ thần kinh khắp cơ thể
  • Do rối loạn di truyền
  • Do một số căn bệnh ung thơ tấn công hệ miễn dịch gây ra các thương tổn ở dây thần kinh và các bộ phận
  • Do dây thần kinh bị tổn thương sau khi xạ trị ung thư, phẫu thuật vùng cổ…
  • Bệnh lý chấn thương làm tổn thương tới hệ thần kinh thực vật như vùng cổ, tủy sống, sọ não…
  • Tác dụng phụ của các loại thuộc trị ung thư, thuốc tim mạch, thuốc chống trầm cảm…
  • Do các bệnh tự miễn như hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ hệ thống…
  • Do một số bệnh lý thoái hóa hệ thần kinh như Parkinson

4. Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh thực vật là rối loạn lành tính, không nguy hiểm tới sức khỏe tính mạng nhưng gây ra tình trạng căng thẳng, hồi hộp, lo âu, mệt mỏi… làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy nên điều trị ngay khi phát hiện ra.

5. Rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi được không?

RLTKTV có thể tự mất đi mà không cần phải điều trị gì cả, tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như vậy. Hơn nữa nếu không biết cách cải thiện thì tình trạng sẽ ngày càng kéo dài gây ra rất nhiều phiền toái.

6. Điều trị Rối loạn thần kinh thực vật

Để điều trị RLTKTV cần thiết lập lại sự cân bằng của hệ thần kinh giao cao và đối giao cảm (phó giao cảm). Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị hiện nay chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng.

Khó khăn trong điều trị nằm ở chỗ các triệu chứng không rõ ràng, thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, thậm chí đi khám, xét nghiệm không ra vì không hề có tổn thương tại các bộ phận.

Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật khó khăn và kéo dài, do tính chất không nguy hiểm tới tính mạng nên người bệnh chưa được quan tâm đúng mức làm cho bệnh nhân càng thêm lo lắng, căng thẳng

Muốn điều trị Rối loạn thần kinh thực vật cần sự kiên trì của người bệnh và gia đình người bệnh. Các chuyên gia cũng khẳng định, nếu người bệnh và gia đình phối hợp chặt chẽ với bác sĩ cùng với đúng thuốc, đúng phương pháp thì Rối loạn thần kinh thực vật hoàn toàn có thể chữa khỏi.

7. Rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì?

Cần căn cứ vào tình trạng rối loạn để lựa chọn loại thuộc hỗ trợ điều trị hiệu quả. Ví dụ, nếu tim đập nhanh thì dùng thuốc kiểm soát nhịp tim, nếu hay lo sợ thì dùng thuốc chống trầm cảm…. Dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe như viên nang Trấn Kinh An là sự lựa chọn phổ biến hiện nay trong hỗ trợ điều trị Rối loạn thần kinh thực vật.

8. Lời khuyên của bác sĩ cho những người bị RLTKTV

  • Không nên thức khuya, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, cà phê, trà đặc… nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi
  • Nên nghỉ ngơi và điều trị ở những nơi có không gian yên tính từ 1 – 3 tháng trong quá trình điều trị
  • Tránh những tình huống bị kích động mạnh như xúc động, căng thẳng, hồi hộp, sợ hãi…
  • Tập thể dục thể thao đều đặn (bơi lội, đi bộ, bài tập dưỡng sinh…)
  • Bổ sung các Vitamin nhóm B và C

9. Phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng rối loạn thần kinh thực vật nhưng điểm cốt lõi vẫn nằm trong con người bạn. Điều này có thể hoàn toàn được kiểm soát bằng lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, giữ thái độ thoải mái, nhẹ nhàng với mọi vấn đề trong cuộc sống.

  • Sống lạc quan: Hãy giữ cho bản thân luôn ở trong trạng thái lạc quan, hạnh phúc
  • Sống nhiệt huyết: Làm mọi việc với tinh thần nhiệt huyết và lòng biết ơn để luôn sống tích cực
  • Biết tha thứ: Hãy rộng lượng hơn, mở lòng hơn, tha thứ nhiều hơn để không phải giữ nỗi bực bội trong lòng
  • Tự thỏa mãn: Giúp bạn cảm thấy bình yên và bình thản với mọi thứ xung quanh cho dù mọi việc có xảy ra không theo hướng bạn mong muốn
  • Đừng so sánh bản thân với người khác: Mỗi người đều khác biệt và có những điểm mạnh riêng. Dừng so sánh với người khác giúp bạn sống không đố kỵ, không lo âu, không sợ hãi…
  • Nghỉ ngơi và tập luyện điều độ: Hãy cho phép mình nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, ngủ trước 23h, tập thể dục thường xuyên để xua tan căng thẳng.
  • Tránh môi trường ồn ào, căng thẳng
  • Giải tỏa tâm lý khỏi những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, giận dữ… bằng cách chia sẻ với người thân, bạn bè hay các bác sĩ tâm lý
  • Ăn uống đủ chất và cân bằng dinh dưỡng. Không sử dụng chất kích thích

10. Rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm tốt cho người bị rối loạn thần kinh tim như:

  • Thịt nạc trắng
  • Trứng
  • Sữa tách béo
  • Các loại rau màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh…)
  • Trái cây (quả mâm xôi, bưởi, chanh, ổi…)
  • Các loại hạt (ngũ cốc, hạt lanh…)
  • Các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu lăng…)
  • Hạt óc chó
  • Dầu thực vật và dầu cá biển
  • Cá biển
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x