Trong xã hội hiện đại ngày nay, ngày càng nhiều người mắc phải tình trạng trằn trọc khó ngủ, không yên giấc. Theo thống kê, có khoảng gần 40% dân số ít nhất 1 lần bị khó ngủ, mất ngủ. Vậy khó ngủ là bệnh gì? Đâu là nguyên nhân, cách trị chứng khó ngủ hiệu quả ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Khó ngủ là bệnh gì?

Khó ngủ là tình trạng gặp vấn đề trong giấc ngủ bao gồm khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc giữa đêm không ngủ lại được, tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ. Các triệu chứng dẫn đến ngủ ít và chất lượng giấc ngủ kém làm cơ thể mệt mỏi, uể oải, không có năng lượng làm việc cho ngày hôm sau.

Các dấu hiệu của chứng khó ngủ

  • Trằn trọc, khó ngủ ban đêm
  • Dễ thức dậy vào ban đêm và khó ngủ trở lại
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
  • Ngủ không ngon giấc 
  • Mệt mỏi, uể oải, năng lượng thấp do thiếu ngủ vào ban ngày
  • Hay cáu gắt, bực bội vô cớ do thiếu ngủ
  • Suy giảm trí nhớ, khó tập trung do thiếu ngủ
  • Tâm trạng rối loạn như lo lắng quá mức, căng thẳng do não bộ không được nghỉ ngơi
  • Các vấn đề cảm xúc, nhạy cảm, dễ xúc động
  • Khó khăn trong công việc hay học tập, các mối quan hệ cá nhân, bao gồm gia đình, bạn bè và cả quan hệ tình dục

Khó ngủ chia làm hai dạng bao gồm khó ngủ cấp tính và khó ngủ mãn tính:

  • Khó ngủ cấp tính: Là tình trạng các triệu chứng của khó ngủ diễn ra trong thời gian ngắn. Khó ngủ cấp tính phổ biến ở nhiều người, thường là do các vấn đề về lo lắng căng thẳng, áp lực trong cuộc sống hoặc do chấn thương gây đau cấp tính (bị chấn thương). Khó ngủ cấp tính chỉ gặp một thời gian ngắn khi hết lo lắng căng thẳng và hết đau nhức cơ thể thì giấc ngủ lại trở về bình thường.
  • Khó ngủ mãn tính: Là tình trạng gặp các triệu chứng của khó ngủ trong một thời gian dài (trong một tháng hoặc lâu hơn một tháng) và không có dấu hiệu thuyên giảm. Dạng khó ngủ này thường do các nguyên nhân như tác dụng phụ của thuốc, bị các bệnh mạn tính khác…

Khó ngủ ban đêm, buồn ngủ ban ngày khiến tâm trạng hay lo lắng cáu gắt, mất tập trung, giảm trí nhớ và nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm. Vì vậy để có một sức khỏe tốt việc đầu tiên là nên quan tâm đến giấc ngủ của bạn.

Nguyên nhân gây trằn trọc khó ngủ?

Khó ngủ cấp tính hay khó ngủ mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân. Chúng có thể do bất cứ nguyên nhân nào liên quan đến lối sống sinh hoạt mà bạn không nghĩ đến:

  • Khó ngủ do thói quen sinh hoạt
  • Khó ngủ do thói quen ăn uống 
  • Khó ngủ do đau cấp tính
  • Khó ngủ do tác dụng phụ của thuốc
  • Khó ngủ do các bệnh rối loạn khác rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nội tiết tố…
  • Khó ngủ do mãn kinh và bốc hỏa.
  • Khó ngủ do các bệnh hen suyễn và suy tim
  • Khó ngủ do rối loạn tiêu hóa
  • Khó ngủ do tuyến giáp hoạt động quá mức.

Ai có nguy cơ mắc chứng khó ngủ?

Khó ngủ có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, người già phổ biến hơn. Những người có nguy cơ mắc chứng khó ngủ bao gồm:

  • Hay gặp căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống.
  • Bị trầm cảm hoặc gặp những biến cố trong cuộc đời như ly dị hoặc người thân mất
  • Những người có thu nhập thấp. Những người có thu thấp thường phải lo lắng nhiều hơn về cuộc sống, việc gia đình nên thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Làm việc vào ban đêm hoặc có những thay đổi về thời gian trong giờ làm việc của họ.
  • Uống nhiều cafe hoặc chè hay các chất kích thích khác.
  • Lười vận động.
  • Dùng nhiều loại thuốc cùng lúc

Bí quyết điều trị chứng khó ngủ

Khó ngủ xảy ra trong một thời gian ngắn do thói quen sinh hoạt lối sống thì chỉ cần thay đổi lối sống, cơ thể sẽ dần thích nghi và trở lại giấc ngủ như bình thường.

Nếu khó ngủ xảy ra thường xuyên xảy ra trong một khoảng thời gian dài không có dấu hiệu của thuyên giảm thì nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân nhằm cải thiện giấc ngủ của bạn.

  • Điều trị khó ngủ bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt
  • Điều trị khó ngủ bằng Tây y. Sử dụng các thuốc an thần gây ngủ, ức chế thần kinh trung ương.
  • Điều trị khó ngủ bằng y học cổ truyền: Trong y học cổ truyền mất ngủ được điều trị bằng nhóm bình can tức phong, an thần khai khiếu, thuốc an thần. Thuốc an thần thường sử dụng hai nhóm là trọng trấn an thần và dưỡng tâm an thần. Một số thảo dược thuộc các nhóm này là viễn chí , lạc tiên, trần bì, hậu phác, sa nhân. Các thảo dược đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng viên nang Trấn Kinh An có công dụng điều trị bệnh khó ngủ hiệu quả mà nhiều người tin dùng.

Mách bạn mẹo dân gian trị chứng khó ngủ hiệu quả

  • Những người khó ngủ nên có một không gian riêng yên tĩnh ngủ để tránh bị thức giấc bởi tiếng ồn.
  • Thiết lập một thời gian đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya.
  • Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Tập luyện thư giãn, tĩnh tâm.
  • Luôn sống lạc quan, yêu đời.
  • Sử dụng tâm sen chữa khó ngủ: Tâm sen là mầm của hạt sen, có vị đắng tính hàn quy kinh tâm, có tác dụng trấn kinh an thần nên chữa bệnh khó ngủ.
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x